Chương trình đầu tư của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) cho phép nhà đầu tư và gia đình nhận được quốc tịch trở thành công dân Thổ Nhĩ Kỳ với hình thức đầu tư vào Bất Động Sản khu Vực trung tâm Istanbul. Được biết chương trình này được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ triển khai từ năm 2017 và trong thời gian gần đây chương trình đã trở nên phổ biến hơn khi số lượng công dân Nga và Ukraina tham gia chương trình gia tăng đáng kể, cũng từ đó chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã có những thay đổi cho phù hợp với thời điểm hiện tại.
Trước tháng 6/2022, mức đầu tư tối thiểu cho BĐS để đáp ứng điều kiện nhập tịch là 250.000 USD tuy nhiên mức đầu tư hiện tại là 400.000 USD. Cho đến thời điểm tháng 6/2022, các quy trình nhập tich vẫn được giữ nguyên, Nhà Đầu Tư vẫn có đủ điều kiện để nhập tịch khi mua bất kỳ bất động sản hoặc nhiều bất động sản, miễn sao tổng số tiền đầu tư tối thiểu đạt được 400.000 USD. Tuy nhiên gần đây lại có sự thay đổi về một số quy định nhập tịch từ phía chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thông báo của Tổng Cục Đăng Ký Đất Đai Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Cục sẽ đưa một hướng dẫn chấm dứt khả năng kết hợp nhiều BĐS khác nhau trong một hợp đồng công chứng. Theo thông báo này, đối với trường hợp các nhà đầu tư ký kết nhiều hợp đồng mua bán BĐS với tổng giá trị vượt 400.000 USD thì đơn nhập tịch của họ cũng không thể thực hiện được ngay. BĐS được mua bằng hợp đồng bán sơ bộ BĐS không thể sử dụng cùng lúc với một BĐS khác để hoàn thành khoản thanh toán đầu tư 400.000USD.
Các chuyên gia ở Thổ Nhĩ Kỳ hi vọng những thay đổi trên sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến chương trình CBI của quốc gia này. Theo ông Arslan Tenha – người sáng lập công ty luật Tenha cho biết “tôi nghĩ rằng những thay đổi trong chương trình đầu tư nhận quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ không phải là những thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, việc sửa đổi cũng không phải là một vấn đề được ưu tiên. Nhà đầu tư vẫn có thể nộp hồ sơ nhập tịch thông qua việc mua BĐS và ký hợp đồng sơ bộ về việc mua bán BĐS”.
Các hướng dẫn mới của chính phủ cũng quy định rằng “Không thể đăng ký quốc tịch khi mua lại BĐS dưới dạng cổ phiếu”. Ví dụ, nếu một BĐS được mua bởi nhiều hơn một người nước ngoài dưới hình thức sở hữu chung thì BĐS này không được dùng để nộp hồ sơ xin quốc tịch. Trong khi đó, nếu một BĐS được đăng ký dưới tên của nhiều người được mua lại bởi một người nước ngoài thì BĐS này có thể được cấp quốc tịch.
Theo ông Orhan Yavuz Mavioglu – Hãng luật MDMD tại Istaanbul giải thích: “ Ngay cả khi hai người mua một BĐS trị giá 900.000 USD với cổ phần bằng nhau, họ cũng sẽ không thể đăng ký quốc tịch. Chỉ có một người nước ngoài có thể đứng tên chủ sở hữu và chỉ có chủ sở hữu đó mới có thể đăng ký quốc tịch.”
Đối với các nhà đầu tư tìm kiếm quốc tịch bằng các khoản đầu tư có được từ những khoản vay bằng ngoại tệ thì giờ đây sẽ chỉ được chấp nhận nếu số tiền của khoản vay trừ đi giá bán BĐS lên tới 400.00 USD trở lên.
Tenha cho biết them: “Tôi kết luận rằng những thay đổi này sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến chương trình đầu tư lấy quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ”